Chim yến xây tổ
Tổ yến (yến sào) là một loại thực phẩm dược phẩm nổi tiếng do chim yến Fuciphaga và Maxima làm nên. Được xem là món cao lương mỹ vị ở các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên, Trung Quốc, Việt Nam và nhiều quốc gia khác. Tổ yến được chia làm hai loại:
Tổ yến hoang trong hang động (Cave Nest)
Khai thác tổ của các loài chim yến sống trong các hang động là chim yến Fuciphaga và Maxima. Do tính chất nguy hiểm của việc lấy tổ yến và một vài diểm chuyên biệt nên loại tổ yến này có giá trị cao nhất so các loại tổ yến khác.
Tổ yến trong hang động,với những diều kiện tự nhiên thường có hình dạng giống như những cái chén trà, thân dày và chân cứng. Chân tổ yến cứng để có thể gắn chặt vào tường vì các hang động thường có độ ẩm cao.
Tổ yến loại này được tìm thấy ở Việt Nam, Thái Lan, Malaysia Và Indonesia.
Tổ yến trong nhà (House Nest)
Tổ yến do các loài chim yến C.fuciphaga và C.maxima trú sống trong các nhà nuôi yến làm ra. Việc nuôi chim yến đòi hỏi vốn đầu tư lớn, thời gian dụ chim lâu dài và đặc biệt là không thể cho chim yến ăn bằng thức ăn nhân tạo vì bản thân chim yến chỉ có thể bắt ăn côn trùng khi đang bay.
Chim yến xây tổ
Các loài chim yến cho tổ ăn được, xây tổ bằng nước bọt tiết ra từ tuyến bọt nằm dưới lưỡi của chim. Cặp tuyến này phát triển mạnh trong thời gian làm tổ, sau đó xẹp xuống. Cặp tuyến này có kích thước cực đại vào tháng 3-4 và thấp nhất vào tháng 8-12.
Khi vào mùa sinh sản, những đôi bạn chim yến chọn cho mình một chỗ thích hợp trên vách hang hay tấm ván để xây tổ. Vị trí này được giữ cố định trong nhiều năm trong suốt cuộc đời của đôi chim yến nếu như không có những biến động môi trường sống hay bạn chim bị chết.
🐦🐦🐦Tổ yến thường do chim đực xây dính vào thành hang đá hay ván gỗ.
🐦🐦🐦Chim làm tổ về đêm vì ngày đi kiếm mồi ăn. Tuyến nước bọt phát triển, cơ hàm ép vào tuyến làm nước bọt tiết ra, chim yến dùng lưỡi đẩy nước bọt ra khỏi miệng kéo thành sợi và quẹt qua quẹt lại lên vách hang hay ván để định hình.
🐦🐦🐦Khi tiết nước bọt, chim nhắm mắt, lắc đầu và xù lông thân vài lần rất vất vả. Nước bọt gặp không khí khô lại sau 2-3 giờ.
🐦🐦🐦Qua nhiều đêm nền tổ được hình thành, chim đeo lên nền tổ tiếp tục xây. Khi nền tổ đã lớn, chim nằm vào trong lòng nền tiếp tục quét nước bọt lên mép tổ, sau đó đu hình lên vách đá hay tấm ván, mép tổ rồi chút đầu xuống quẹt nước bọt vào lòng tổ tạo 1 lớp xốp như xơ mướp bao gồm nhiều phiến mỏng được dệt từ nhiều sợi tơ bằng nước bọt chim yến và bện vào nhau cho đến khi tổ tạm hoàn tất và chim sắp đẻ.
🐦🐦🐦Trong khi đẻ trứng, chim vẫn tiếp tục làm tổ có thể cao thêm 1-2 mm. Chim làm tổ lần đầu phải mất 4 tháng, làm tổ lần 2 hoặc lần 3 chỉ một tháng. Một đêm chim làm được khoảng 1 mm mép tổ với khoảng 0,13-0,15 gr nước bọt tiết ra.
🐦🐦🐦Tổ yến hình dạng như một nữa chiều dọc của chén uống trà. Tổ chim làm lần đầu nặng 7-15 gr, lần hai nặng 5-10 gr và nhỏ nhẹ dần ở các lần sau.
🐦🐦🐦Tổ yến thường được chim làm độ dài gốc tổ xong trước, độ dài mép tổ và độ dày đạt kích thước tối đa khi chim được 30% số tổ.
🐦🐦🐦Tổ yến có màu trắng, màu hồng và cả màu đỏ tươi.
🐦🐦🐦Tổ màu hồng hay màu đỏ tùy thuộc môi trường nơi chim làm tổ, hoàn toàn không phải do chim tạo ra bằng việc bị xuất huyết máu tan vào nước bọt.
🐦🐦🐦Tổ yến hoang dã ở khánh hòa thường nhỏ hơn tô yến Bình Định và Đà Nẵng. Sự khác biệt này liên quan đến kích thước của chim. Chim yến ở Đà Nẵng nặng 14,5 gr lớn hơn chim ở Khánh Hòa 1,5 gr.
Kích thước tô yến biến dổi hàng năm tùy thuộc nhiều yếu tố như mùa vụ, lượng mồi ăn.
Bình thường một hang yến hay nhà yến có khoảng 2.000-3.000 tổ thì mật độ tổ yến là 110-130 mm/tổ, càng ít tổ thì mật độ làm tổ thưa rộng ra.
Kích thước tổ yến thiên nhiên Việt Nam (mm, tổ lần đầu)
Địa Phương |
Chiều dài tổ yến |
Chiều rộng tổ yến |
Chiều cao tổ yến |
Cân nặng tổ yến |
Chim yến Khánh Hòa |
65,9 |
56,2 |
10,8 |
11 |
Chim yến Bình Định |
64,0 |
60,9 |
10,0 |
10 |
Chim yến Đà Nẵng |
69,0 |
60,0 |
11,0 |
12 |
Tư vấn thiết kế nhà nuôi yến Lâm Thịnh Cường
Địa chỉ: Số 129/16A Đường Trương Văn Hải, Tổ 5, Khu phố 2, Phường Tăng Nhơn Phú B, Quận 9, Thành Phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0973940977
Email: Lamchimyen@gmail.com